0294.3 863 708 | ctk_travinh@gso.gov.vn
TRÀ VINH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỨNG THỨ HAI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
  •   28/05/2024 09:14

Theo Tỉnh ủy Trà Vinh, năm 2023, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh có sự phấn đấu quyết liệt trong thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh đã tổ chức thực hiện đạt và vượt 26/27 chỉ tiêu nghị quyết; trong đó có 11 chỉ tiêu vượt.Năm 2023, tăng trưởng GRDP của Trà Vinh đạt 8,25%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, quy mô kinh tế của tỉnh đạt 83.375 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 81,75 triệu đồng. Công tác giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 95% kế hoạch.Thu ngân sách 17.175 tỷ đồng, đạt 133% dự toán. Hoạt động tín dụng tăng trưởng khá với tổng vốn 48.300 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay 43.550 tỷ đồng và nợ xấu dưới 3%.Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thứ hạng các chỉ số phản ánh năng lực cạnh tranh cấp tỉnh như PCI, PAR INDEX, PAPI, SIPAS được nâng cao. Trong đó, chỉ số PCI tăng 25 bậc; chỉ số PGI cấp tỉnh năm 2022 Trà Vinh đứng đầu cả nước.Tỉnh triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách đối với người có công; dân tộc, tôn giáo và an sinh xã hội. Hộ nghèo giảm 0,69%, trong đó hộ nghèo trong đồng bào Khmer giảm 1,58%, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.Trà Vinh duy trì 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, phấn đấu Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025.Khởi công dự án xây cầu Đại Ngãi, kết nối giao thông 2 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng.Tại hội nghị, nhiều ý kiến thảo luận xoay quanh các vấn đề: Kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao nhưng chưa thật sự bền vững; xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số nội dung chưa đạt đúng thực chất; công tác chuẩn bị cho việc thu hút đầu tư chưa tốt do thiếu quỹ đất sạch, chưa tháo gỡ được điểm nghẽn hạ tầng giao thông; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt nhưng tính tự nguyện chưa cao; tình hình an ninh, trật tự, dân tộc, tôn giáo còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp...Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Ngô Chí Cường yêu cầu, năm 2024, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh cần tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 nhiệm vụ đột phá, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ 11 đề ra.Phát triển hạ tầng theo hướng đồng bộ, liên kết, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, các khu kinh tế, cụm công nghiệp, công nghệ thông tin, đô thị.Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế biển, quyết liệt cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy nhanh chuyển đổi số, nhất là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Phát huy nội lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để tạo động lực mới phát triển bền vững. Trong đó, ưu tiên hoàn thiện, nâng cao chất lượng hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào Khmer.Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khmer diễn ra tại sông Long Bình, thành phố Trà Vinh.Tập trung lãnh đạo thực hiện phương châm hành động của Tỉnh ủy Trà Vinh “Đoàn kết, kỷ cương, hành động, sáng tạo, đột phá, phát triển” đi vào chiều sâu, hiệu quả. Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở.(Theo NDO)

GIÁ HÀNG HOÁ TĂNG TRỞ LẠI, ĐẦU TƯ HÀNG HÓA TĂNG TRƯỞNG MẠNH
  •   24/05/2024 16:45

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới giao dịch sôi động trong tuần từ 13-19/5.Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh 1,85% lên 2.344 điểm. Trong số 31 mặt hàng đang giao dịch tại MXV, chỉ có 9 mặt hàng giảm giá, trong khi có đến 22 mặt hàng tăng giá. Đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình đạt gần 7.500 tỷ đồng/ngày, tăng 25% so với tuần trước đó.Giá kim loại liên tục đạt đỉnhKhép lại tuần giao dịch 13-19/5, nhờ lực đỡ từ cả yếu tố vĩ mô và cung – cầu, các mặt hàng kim loại thi nhau thiết lập các mức đỉnh mới. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim bật tăng mạnh sau loạt dữ liệu kinh tế yếu của Mỹ củng cố cho kỳ vọng hạ lãi suất. Chốt tuần, giá bạc tăng 9,66% lên 31,25 USD/ounce, đánh dấu lần đầu tiên giá bạc vượt qua mốc 31 USD sau 11 năm. Giá bạch kim tăng 8,22%, dừng chân tại 1.090 USD/ounce, mức cao nhất trong một năm.Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi tháng 4 của Mỹ tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt giảm từ mức 0,4% và 3,8% của tháng 3, cho thấy lạm phát tại Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm. Ngoài ra dữ liệu cũng cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn đang chịu áp lực, trong khi sản lượng công nghiệp và sản xuất đều giảm mạnh trong tháng 4.Loạt dữ liệu này phản ánh sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ, đồng thời, càng củng cố cho kịch bản hạ lãi suất. Đồng USD vì thế cũng suy yếu trở lại, chỉ số Dollar Index giảm 0,81% về 104,45 điểm, mức thấp nhất hơn một tháng. Áp lực lãi suất suy giảm trong khi chi phí đầu tư trở nên rẻ hơn đã thúc đẩy nhà đầu tư phân bổ dòng tiền sang thị trường kim loại quý.Bên cạnh đó, giá bạch kim còn được hưởng lợi bởi triển vọng nguồn cung tiêu cực. Theo Hội đồng Đầu tư bạch kim thế giới (WPIC), thị trường bạch kim có nguy cơ thâm hụt 476.000 ounce trong năm nay, tăng so với dự báo trước là thâm hụt 418.000 ounce.Đối với kim loại cơ bản, giá niken LME dẫn dắt đà tăng của nhóm khi tăng tới 11,23% lên 21.080 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 8/2023, do lo ngại nguồn cung gián đoạn. Theo Reuters, New Caledonia của Pháp, quốc gia chiếm 6% nguồn cung niken toàn cầu, đang phải đối mặt với tình trạng bạo loạn nghiêm trọng và khiến hoạt động sản xuất niken bị đình trệ.Rủi ro nguồn cung thu hẹp cũng là yếu tố củng cố cho đà tăng của giá đồng. Chốt tuần, giá đồng COMEX chạm tới mức cao kỷ lục 5,05 USD/pound nhờ tăng 8,31%.Ngoài ra, việc Trung Quốc công bố chính sách mới để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản cũng giúp củng cố triển vọng tiêu thụ đồng, kéo lực mua tăng mạnh. Vào thứ Sáu, Chính phủ nước này đã tuyên bố nới lỏng các quy định thế chấp và khuyến khích chính quyền địa phương mua những căn nhà chưa bán được. Đây là nỗ lực mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của nước này để cứu thị trường bất động sản đang chìm trong khủng hoảng.Giá đường thấp nhất 1 năm, cà phê lấy lại đà hồi phụcTrên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá ca cao lao dốc 17,35%, về mức thấp nhất trong 2 tháng. Những cơn mưa đầu mùa tại Tây Phi giúp giải tỏa áp lực về mặt tâm lý trên thị trường, đồng thời cải thiện phần nào điều kiện sản xuất ca cao, sau thời gian dài đối diện với tình trạng khô nóng.Cùng chung xu hướng, giá đường về mức thấp nhất trong hơn 1 năm sau khi giảm thêm 6% trong tuần qua. Tín hiệu nguồn cung được cải thiện, đặc biệt từ Brazil là nguyên nhân chính gây sức ép lên giá.Ở chiều ngược lại, giá cà phê hồi phục 2,71% với Arabica và 2,27% với Robusta, bất chấp việc nguồn cung vẫn cho tín hiệu mở rộng.Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong cuối tuần trước (ngày 18/5), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đồng loạt tăng mạnh 1.500 – 2.000 đồng/kg, đưa giá thu mua cà phê trong nước lấy lại khoảng giá 103.300 – 104.000 đồng/kg.Nguồn: baochinhphu.vn

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN ĐIỀU TRA, THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 53 DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2024
  •   24/05/2024 16:42

Trong 2 ngày 13-14/5/2024, tại tỉnh Bình Định, Tổng cục Thống kê (TCTK) phối hợp với Ủy ban dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị tập huấn Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế -xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Điều tra DTTS 2024). Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương và bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đồng chủ trì Hội nghị.Dự Hội nghị có ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định; Ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng TCTK; đại diện lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê, Ủy ban Dân tộc, Cục Thống kê và Ban Dân tộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Công an.Phát biểu khai mạc và chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương cho biết, Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số được thực hiện căn cứ theo Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số; trong đó quy định Tổng cục Thống kê chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc thực hiện cuộc điều tra này với chu kỳ 05 một lần. Năm 2024 là lần thứ 3 Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức thu thập thông tin đánh giá về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi toàn quốc (hai lần trước đó là năm 2015 và 2019).Để chuẩn bị thực hiện điều tra năm 2024, TCTK đã cùng với UBDT nghiên cứu nhu cầu thông tin về công tác dân tộc căn cứ theo Thông tư số 05/2022/TT-UBDT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc và căn cứ kế thừa thông tin đã thu thập thời gian trước đây để đảm bảo tính so sánh.Dựa trên sự thống nhất với UBDT, Tổng cục trưởng TCTK đã ban hành Quyết định số 628/QĐ-TCTK ngày 14/7/2023 về việc ban hành Phương án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trong đó 51 tỉnh có xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 và 3 tỉnh, thành phố có các xã/phường/thị trấn có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống.Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, Điều tra DTTS 2024 là cuộc điều tra mẫu quy mô lớn, giống như một cuộc tổng điều tra về dân tộc tại Việt Nam nhằm thu thập thông tin phục vụ đánh giá tình hình, xây dựng và hoạch định chính sách liên quan đến công tác dân tộc, phát triển kinh tế – xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026 – 2030; đồng thời làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.Hội nghị tập huấn Điều tra DTTS 2024 nhằm hướng dẫn các địa phương thực hiện điều tra theo đúng Phương án đã ban hành; nâng cao chất lượng thông tin điều tra và kịp thời cung cấp số liệu cho UBDT theo yêu cầu. Vì vậy, để hội nghị tập huấn đạt kết quả tốt nhất, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương đề nghị các giảng viên trình bày đầy đủ các nội dung cần thu thập từ cuộc điều tra; cách thức và kỹ năng phỏng vấn, khai thác thông tin, ghi chép thông tin vào phiếu hỏi điều tra; chú ý nhấn mạnh những điểm mới, những nội dung cần chú trọng phương án điều tra. Các đại biểu tham dự tham gia tập huấn đầy đủ, tích cực trao đổi, thảo luận về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện điều tra tại địa bàn với giảng viên để tìm giải pháp tháo gỡ…Cũng tại Hội nghị, bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, Điều tra DTTS năm 2024 cung cấp thông tin toàn diện về dân số và phân bố dân cư, tiếp cận cơ sở hạ tầng, kinh tế, nghèo đói, an sinh xã hội, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, y tế và vệ sinh môi trường nông thôn, cán bộ, đảng viên, di cư tự do, tôn giáo, tín ngưỡng, an ninh nông thôn vùng dân tộc thiểu số. Những dữ liệu này rất quan trọng để hình thành hệ thống thông tin, số liệu thống kê phản ánh thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Đây cũng là cơ sở để Đảng, Quốc hội và Chính phủ điều hành, hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số.Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, năm 2024 là mốc quan trọng chuẩn bị đánh giá giữa kỳ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và chuẩn bị xây dựng Kế hoạch 5 năm 2026-2030. Kết quả của cuộc điều tra năm 2024 sẽ là nguồn dữ liệu để đánh giá 5 năm triển khai Đề án tổng thể, Chiến lược công tác dân tộc, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia cũng như kết quả thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2021-2025, chuẩn bị xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch phát triển giai đoạn tiếp theo 2026-2030…Tại Hội nghị, ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cho biết, trong những năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, song Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhờ đó, công tác phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Bình Định đã có chuyển biến tích cực. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số là 40,7%, giảm 10% so năm 2022; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 90% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 70% người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục – đào tạo có những chuyển biến tích cực; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được giữ vững.Để có cơ sở tiếp tục xây dựng và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc điều tra, thu thập thông tin về dân số, điều kiện nhà ở của hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các điều kiện kinh tế – xã hội, phản ánh thực trạng bức tranh toàn cảnh kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số phục vụ cho việc biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc, phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030 là nhu cầu cấp thiết, được Đảng, Nhà nước rất quan tâm.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cũng cho biết, đối với địa bàn tỉnh Bình Định, cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số được tiến hành tại 6 địa phương miền núi và trung du của tỉnh, gồm: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát, với địa bàn chọn mẫu tại 93 địa bàn. Đến nay, ngành Thống kê tỉnh Bình Định đã và đang hoàn tất các công việc chuẩn bị có liên quan phục vụ cho cuộc điều tra thu thập này.Cũng tại Hội nghị, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam bày tỏ sự vui mừng khi đồng hành với TCTK trên hành trình xây dựng dữ liệu có chất lượng cao về tình trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số tại Việt Nam.Ông Matt Jackson cho rằng, dữ liệu về tình hình của các cộng đồng dân tộc thiểu số khác nhau hay dữ liệu được phân tổ theo dân tộc thậm chí còn đóng vai trò quan trọng hơn, khi chúng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách đảm bảo các chính sách mang lại hiệu quả cho các đối tượng thiểu số hoặc những người có nguy cơ bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người có nguy cơ cao bị bỏ lại phía sau.Những phát hiện từ cuộc Điều tra này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách dữ liệu, đặc biệt với những thay đổi về nhân khẩu học, khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, việc làm và mức sống, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi tiến độ các chính sách của Chính phủ hướng tới người dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2021-2025, cải thiện các chỉ số quốc gia về Dân tộc thiểu số và quan trọng là cung cấp thông tin để đưa ra các quyết định chính sách và hành động trong giai đoạn 2026-2030 nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.Tại Hội nghị, bà Vũ Thị Thu Thủy, Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng CNTT giới thiệu về Phương án Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Theo đó, Điều tra DTTS năm 2024 được thực hiện với mục đích thu thập thông tin về dân số, điều kiện nhà ở của hộ dân tộc thiểu số và các điều kiện kinh tế – xã hội nhằm phản ánh thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026 – 2030. Đồng thời, làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam…Ông Nguyễn Xuân Hồng, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trình bày một số lưu ý khi điều tra các nhóm đối tượng là người dân tộc thiểu số. Theo đó, một số chỉ số cần lưu ý trong Điều tra DTTS 2024: Tuổi thọ và Người cao tuổi; Tỷ số tử vong mẹ, tử vong trẻ em; Đẻ an toàn bao gồm đẻ tại nhà, KHHGĐ, đẻ trước 18 tuổi; Tảo hôn (trước 18 và 15 tuổi); Tỷ số giới tính khi sinh… Đặc biệt, ở nhóm DTTS dưới 10.000 người, việc ước tính sẽ khó và phức tạp, cần cẩn thận khi so sánh…Hội nghị tập huấn Điều tra DTTS năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 13-14/5/2024. Trong các ngày này, các giảng viên của TCTK thực hiện tập huấn về nghiệp vụ cho các Cục Thống kê và Ban Dân tộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các nội dung chính như: Xác định hộ dân cư và nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ; giới thiệu và hướng dẫn về các phiếu điều tra; Hướng dẫn sử dụng trang Web tác nghiệp điều tra và phần mềm CAPI, thảo luận toàn bộ nội dung liên quan đến nghiệp vụ điều tra…/.

MỘT SỐ ĐIỂM SÁNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI THÁNG HAI VÀ 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
  •   12/03/2024 12:25

Tình hình kinh tế – xã hội tháng Hai năm 2024 diễn ra trong bối cảnh cả nước đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các hoạt động du lịch, dịch vụ nhìn chung sôi động. Với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu đề ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau Tết Nguyên đán. Một số điểm sáng về tình hình kinh tế – xã hội tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2024 của nước ta như sau: (1) Chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm phát triển tốt do thị trường tiêu thụ ổn định, người dân mở rộng quy mô đàn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân; diện tích rừng bị thiệt hại giảm; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá so với cùng kỳ năm trước.Đàn lợn và đàn gia cầm có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao. Ước tính đến cuối tháng 02/2024, tổng số lợn cả nước tăng 4,8% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số gia cầm tăng 2,1%.Trong 2 tháng đầu năm 2024, diện tích rừng bị thiệt hại giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy giảm 87,9%; diện tích rừng bị chặt, phá giảm 4,1%.Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng Hai ước tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá tra tăng 2,5% do giá cá tra nguyên liệu duy trì ở mức khá[1]; tôm thẻ chân trắng tăng 8,1%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 3,1%, trong đó cá tra tăng 2,4%; tôm thẻ chân trắng tăng 6,4%.(2) Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 ước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%), trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9%. Một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao như: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 27,7%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 25,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 24,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 23,4%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 23,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,1%; dệt tăng 17,6%.Hình 1: Tốc độ tăng chỉ số IIP 2 tháng đầu năm 2024so với cùng kỳ năm trước của một số ngành công nghiệp trọng điểm (%)(3) Hoạt động dịch vụ trong 2 tháng đầu năm 2024 diễn ra sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,1%; vận chuyển hành khách tăng 9,2% và luân chuyển hành khách tăng 11,8%; vận chuyển hàng hóa tăng 13,9% và luân chuyển hàng hóa tăng 14%.Hình 2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngtheo giá hiện hành 2 tháng đầu năm các năm 2020-2024(4) Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2024[2] tăng cao so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 18,6%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 59,34 tỷ USD, tăng 19,2% (riêng khu vực kinh tế trong nước tăng 33,3%); kim ngạch nhập khẩu đạt 54,62 tỷ USD, tăng 18%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,72 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 3,5 tỷ USD).Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm các năm 2020-2024 (5) Nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch cũng như sự nỗ lực của chính quyền và người dân nên khách quốc tế đến nước ta trong tháng Hai ước đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 64,1% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 2 tháng đầu năm 2024 khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 68,7%, tương đương với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.(6) Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 8,4% kế hoạch năm, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất của 2 tháng đầu năm trong 5 năm qua[3].Ước tính 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt hơn 59,8 nghìn tỷ đồng, bằng 8,4% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 8%).Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/02/2024 đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt 3,6 tỷ USD, gấp 2 lần. Hình 4. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng đầu năm các năm 2020-2024(7) Lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,84%.(8) Công tác an sinh xã hội được quan tâm đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Các cấp, các ngành đã triển khai giải pháp chăm lo đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm; đã hỗ trợ, tặng quà Tết cho 13,9 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí gần 7,8 nghìn tỷ đồng và 17,7 nghìn tấn gạo.[1] Tại đồng bằng sông Cửu Long giá cá tra nguyên liệu dao động từ 27.000-28.500 đồng/kg, tăng khoảng 200-1.000 đồng/kg so với tháng trước.[2] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2023 giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 9,9%; nhập khẩu giảm 16,7%.[3] FDI thực hiện 2 tháng đầu năm các năm 2020-2024 lần lượt là: 2,45 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,68 tỷ USD; 2,55 tỷ USD; 2,8 tỷ USD.