0294.3 863 708 | travinh@nso.gov.vn
LỄ RA QUÂN THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP NĂM 2025
  •   01/07/2025 16:09

Cùng với cả nước, sáng ngày 01/7/2025 tại xã Tân An, tỉnh Vĩnh Long tiến hành Lễ ra quân thực hiện Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Dự lễ ra quân, về phía cơ quan Thống kê có ông Lê Thanh Nam – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê, bà Phạm Thị Loan – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê. Về phía địa phương có ông Trần Văn Thức – Trưởng phòng Kinh tế xã Tân An, ông Dương Huyền Anh – Phó Trưởng phòng Kinh tế xã Tân An cùng với thành viên Ban chỉ đạo, Tổ Thường trực trong Tổng điều tra.Ông Lê Thanh Nam – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê phát biểu tại Lễ ra quân Thay mặt cho các điều tra viên tham gia cuộc Tổng Điều tra nông thôn, nông nghiệp trên địa bàn xã, ông Nguyễn Hoàng Phương hứa sẽ thực hiện nghiêm túc và đúng theo phương án Tổng điều tra, nên cao tinh thần trách nhiệm, xử lý tốt các thông tin ghi trên phiếu điều tra CAPI. Hoà thành tốt công tác thu thập thông tin tại địa bàm đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Toàn cảnh Lễ Ra quân Cuộc Tổng điều tra diễn ra cùng lúc với ngày đầu tiên cả nước vận hành phường, xã mới, điều kiện phối hợp bước đầu còn gặp khó khăn. Sự có mặt của đông đảo người dân trên địa bàn xã, sự hợp tác của từng hộ dân, những người cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác là yếu tố then chốt làm nên thành công của Tổng điều tra. Điều tra Hộ đầu tiên tại ấp Bình Hội, xã Tân An Từ dữ liệu điều tra, chính sách nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi số được xây dựng chính xác – đúng người, đúng việc, đúng thời điểm. Từng câu trả lời – góp phần hoạch định chính sách phát triển quê hương./.Trần Minh Huy

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp năm 2025
  •   03/06/2025 15:31

Sáng ngày 03/6/2025, Chi cục Thống kê tỉnh Trà Vinh (cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp tỉnh Trà Vinh) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (TĐTNN 2025). Ông Lê Thanh Nam, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thống kê, Phó trưởng ban chỉ đạo TĐTNN tỉnh Trà Vinh chủ trì và chỉ đạo Hội nghị. Ông Lê Thanh Nam - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thống kê phát biểu tại Hội nghịTham dự hội nghị, còn có bà Phạm Thị Loan, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê, Tổ trưởng Tổ thường trực giúp việc Ban chỉ đạo TĐTNN 2025 tỉnh Trà Vinh cùng các ông, bà là thành viên BCĐ tỉnh,  thành viên Tổ thường trực tỉnh và Báo cáo viên cấp huyện. Các đại biểu dự Hội nghị tập huấnPhát biểu khai mạc tại Hội nghị, ông Lê Thanh Nam nhấn mạnh Cuộc Tổng điều tra lần này là một hoạt động thống kê quy mô lớn, phức tạp và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình nông nghiệp, nông thôn và đời sống cư dân khu vực này. Kết quả TĐT sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ và các cấp chính quyền hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, cải thiện chất lượng sống cho người dân và thúc đẩy phát triển bền vững.Hội nghị tập huấn diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 03 đến ngày 05/6/2025, các đại biểu tham gia hội nghị được nghe phổ biến nội dung phương án điều tra và các nghiệp vụ quan trọng như: - Hướng dẫn chi tiết cách ghi phiếu điều tra: bao gồm Phiếu 03 (điều tra hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản), Phiếu 04 (trang trại) và Phiếu 06 (thu thập thông tin cấp xã). - Hướng dẫn sử dụng phần mềm điều tra điện tử (CAPI và Webform) và thực hành thao tác thu thập và nhập dữ liệu trực tiếp trên thiết bị di động, đồng bộ hóa qua mạng. - Hướng dẫn Quy trình kiểm tra, giám sát. - Hướng dẫn công tác tuyên truyền .Đồng thời, hội nghị cũng thảo luận, các nội dung trong tài liệu, phân tích nhiều tình huống thực tế xảy ra trong các kỳ Tổng điều tra trước để rút kinh nghiệm, đặc biệt liên quan đến xử lý phiếu khó, địa bàn điều tra phức tạp, phối hợp điều tra liên ngành và giải pháp truyền thông nâng cao sự phối hợp từ phía người dân./.Võ Thị Kiều Thanh

Trà Vinh chuẩn bị Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
  •   30/05/2025 14:53

Chiều ngày 27/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quỳnh Thiện, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 tỉnh Trà Vinh chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo công tác chuẩn bị Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.Đại biểu tham dự cuộc họpTheo báo cáo của BCĐ tỉnh, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành quyết định thành lập và kiện toàn BCĐ tỉnh với 7 thành viên và Tổ thường trực cấp tỉnh với 20 thành viên. Có 8/9 huyện, thị xã đã thành lập BCĐ cấp huyện với 63 thành viên; 91 xã, phường, thị trấn thành lập BCĐ cấp xã với 697 thành viên.Toàn tỉnh có 1.424 người lập bảng kê; trong đó, khu vực thành thị gồm 96 người, khu vực nông thôn 1.328 người. Đến nay, đã lập bảng kê được 259.402 hộ, đạt 94,42% so với số hộ ước tính. Lập bảng kê hộ khu vực thành thị được 37.124 hộ, đạt 99,59% so với số hộ ước tính. Khu vực nông thôn được 237.616 hộ, so với số hộ ước tính, đạt 93,61%.Ông Lê Thanh Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê tỉnh báo cáo tình hình triển khai và một số khó khăn trong công tác tổ chức điều traTheo kế hoạch, thời gian dự kiến tổng điều tra trên địa bàn tỉnh đối với phiếu xã từ ngày 15/6/2025 – 30/6/2025; phiếu trang trại và phiếu hộ từ ngày 1/7/2025 – 30/7/2025. Để công tác tổng điều tra thực hiện đúng thời gian và chính xác, BCĐ tiếp tục xác minh hoàn thiện dữ liệu bảng kê hộ, duyệt bảng kê; dự kiến tuyển chọn 1.512 người làm điều tra viên và 91 tổ trưởng. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về điều tra phiếu hộ, phiếu trang trại, phiếu xã cho BCĐ các cấp, tổ trưởng và điều tra viên…Ông Nguyễn Biên Thùy, Đội trưởng Đội Thống kê số 4, Chi cục Thống kê tỉnh kiến nghị xem xét kiện toàn BCĐ cấp xã sau khi sắp xếp để tạo thuận lợi cho công tác điều traTại cuộc họp, các thành viên BCĐ tỉnh và Tổ thường trực giúp việc BCĐ đã báo cáo tình hình triển khai, những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới và một số khó khăn trong công tác tổ chức điều tra. Theo đó, việc huy động nhân lực phục vụ điều tra, tính chính xác của số liệu và việc áp dụng công nghệ trong thu thập thông tin là những vấn đề cần được quan tâm.Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quỳnh Thiện yêu cầu cơ quan Thường trực BCĐ tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn thiện kế hoạch, triển khai công tác tổng điều tra. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn các giám sát viên, điều tra viên thống kê; tổ chức tập huấn nghiệp vụ đầy đủ cho các điều tra viên; thực hiện kiện toàn BCĐ cấp xã sau khi sắp xếp. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để cuộc tổng điều tra diễn ra đúng tiến độ, đạt kết quả cao.  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quỳnh Thiện phát biểu chỉ đạoPhó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, do cuộc tổng điều tra diễn ra trong bối cảnh sắp xếp, tổ chức lại bộ máy hành chính cấp cơ sở và sáp nhập tỉnh, các thành viên BCĐ, đại diện các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan cần có phương án triển khai linh hoạt theo chỉ đạo của Trung ương.Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, sổ tay hướng dẫn về cuộc tổng điều tra. Đặc biệt là tuyên truyền về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của cuộc tổng điều tra, đối tượng điều tra, thời gian, địa điểm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân khi tiến hành tổng điều tra. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quỳnh Thiện chỉ đạo các giám sát viên cấp tỉnh cần tăng cường giám sát trong công tác tập huấn cho điều tra viên và tổ trưởng cũng như giám sát quá trình điều tra, đảm bảo việc thu thập thông tin đúng quy trình, nội dung hướng dẫn theo phương án đã đề ra. Cơ quan Thường trực BCĐ tiếp tục phối hợp với các địa phương, nhất là cán bộ nòng cốt để triển khai thực hiện tốt công tác tổng điều tra, đảm bảo đến ngày 1/7/2025 sẽ tổ chức ra quân cuộc tổng điều tra, phấn đấu hoàn thành nghiệm thu trước tháng 8/2025.Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp là một trong ba cuộc tổng điều tra thống kê quốc gia quy định trong Luật Thống kê với chu kỳ 10 năm 1 lần.Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 là cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ 6 được tổ chức tại Việt Nam.Theo đó, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 sẽ được triển khai thu thập thông tin trên phạm vi cả nước trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025. Có 3 nhóm thông tin chính cần thu thập gồm: thực trạng nền sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, thực trạng nông thôn, thông tin về cư dân nông thôn.Kết quả của cuộc tổng điều tra sẽ là căn cứ để đánh giá thực trạng cũng như kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời là căn cứ để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và cải thiện mức sống cư dân nông thôn trên phạm vi cả nước cũng như của từng địa phương.Nguồn: travinh.gov.vn

Hội nghị công chức và người lao động cơ quan Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2025
  •   10/01/2025 08:20

Sáng ngày 09/01/2025, cơ quan Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị công chức và người lao động năm 2025. Đoàn chủ tịch và thư ký Hội nghị Tham dự Hội nghị có ông Trần Văn Dũng, Cục trưởng Cục Thống kê; ông Lê Thanh Nam, Phó Cục trưởng Cục Thống kê; bà Phạm Thị Loan, Phó Cục trưởng Cục Thống kê; lãnh đạo các phòng, cùng toàn thể công chức và người lao động cơ quan Cục Thống kê. Hội nghị nhất trí bầu Đoàn Chủ tịch điều hành Hội nghị gồm ông Trần Văn Dũng, Cục trưởng Cục Thống kê và ông Trần Minh Châu - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Cục Thống kê; thư ký Hội nghị gồm bà Đặng Thị Ánh Hồng, thống kê viên phòng Tổ chức - Hành chính và bà Nguyễn Thị Sim, thống kê viên phòng Thống kê Kinh tế. Quang cảnh hội nghịTại Hội nghị các đại biểu đã tích cực thảo luận, góp ý Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan và của Công đoàn cơ sở;… Hội nghị cũng đề ra Nghị quyết năm 2025, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: 100% công chức và người lao động tham gia nghiên cứu, học tập, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; 100% công chức và người lao động đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, trong đó có công chức “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” hoặc đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở”; 100% nữ đoàn viên công đoàn đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; Không có đoàn viên công đoàn vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; không vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông;… Kết thúc Hội nghị, Đoàn Chủ tịch đã thông qua Dự thảo Nghị quyết Hội nghị công chức và người lao động năm 2025 với sự thống nhất 100% của các đại biểu tham dự./.Võ Thị Kiều Thanh

Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội năm 2024
  •   02/01/2025 07:51

Sáng ngày 31/12/2024, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2024. Bà Phạm Thị Loan, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh chủ trì cuộc họp báo. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh; phóng viên các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.Bà Phạm Thị Loan, Phó Cục trưởng Cục Thống kê chủ trì Họp báo Tại buổi Họp báo, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh đã công bố những vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh năm 2024, theo đó, tổng sản phẩm trong nước tỉnh (GRDP) năm 2024 ước tính tăng 10,04% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,15%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 20,23%; khu vực dịch vụ tăng 6,46%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 39,28%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,48%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,69%. Tóm lại, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh năm 2024 tiếp tục ổn định, công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng duy trì mức tăng khá./. Võ Thị Kiều Thanh

Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về công tác cán bộ
  •   05/12/2024 09:35

Sáng ngày 04.12.2024, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về công tác cán bộ.Tham dự Hội nghị có ông Trần Văn Dũng - Cục trưởng; ông Lê Thanh Nam - Phó Cục trưởng; các ông, bà Trưởng phòng, Phó trưởng phòng cơ quan Cục; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng các Chi cục Thống kê khu vực, cùng toàn thể công chức và người lao động thuộc Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh.Tại Hội nghị, ông Trần Minh Huy - Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Tổ chức - Hành chính công bố Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về công tác cán bộ:Quyết định số 1433-QĐ/TCTK ngày 22/11/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc bổ nhiệm có thời hạn bà Phạm Thị Loan, Trưởng phòng Phòng Thống kê Tổng hợp giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh.Ban Lãnh đạo Cục Thống kê trao Quyết định, tặng hoa chúc mừng bà Phạm Thị Loan nhận nhiệm vụ mớiPhát biểu giao nhiệm vụ, ông Trần Văn Dũng - Cục trưởng, chúc mừng và đánh giá cao phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn công tác của bà Phạm Thị Loan được bổ nhiệm; mong muốn trên cương vị mới tiếp tục nỗ lực, phát huy tinh thần trách nhiệm, cùng tập thể cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của ngành. Quang cảnh Hội nghịPhát biểu nhận nhiệm vụ mới, bà Phạm Thị Loan bày tỏ lòng tri ân, biết ơn sâu sắc đối với sự tin tưởng, tín nhiệm của tập thể đơn vị; xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo của ông Trần Văn Dũng và xin hứa sẽ tiếp tục nỗ lực, cùng tập thể xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh.Bà Phạm Thị Loan, Phó Cục trưởng phát biểu nhận nhiệm vụ mới.

Toàn văn bài viết: Chuyển đổi số - Động lực quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm
  •   04/09/2024 13:55

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới".1. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất và từng bước cải tạo, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn, phản ánh sự vận động và phát triển không ngừng của Cách mạng Việt Nam.Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc trong điều kiện đất nước vừa giành độc lập đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm thực dân đô hộ, Đảng ta đã thực hiện chính sách “người cày có ruộng” nhằm trao ruộng đất về tay nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hướng tới việc cải tạo quan hệ sản xuất, tạo tiền đề xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.Giai đoạn 1954 - 1975, cách mạng nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Ở miền Bắc, lấy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới dựa trên ba trụ cột: chế độ công hữu, quản lý kế hoạch hóa tập trung và phân phối theo lao động [1], đã đưa lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc.Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, mở ra chương mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 trên cơ sở đánh giá đặc điểm lớn của đất nước đó là, từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; đã đề ra đường lối: kiên định chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, quyết tâm tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học - kỹ thuật và tư tưởng văn hóa [2]. Trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm.Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô LâmTừ năm 1979 đến trước Đại hội VI của Đảng năm 1986, đất nước ta đã trải qua những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần nguyên nhân do sự thiếu đồng bộ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [3]. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị là bước đột phá về đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp khi chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất [4]. Chỉ sau một năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên đã sản xuất được 21,5 triệu tấn lúa và lần đầu tiên xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm2. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 5,7-5,9%/năm, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,45 lần, ước đạt 500 tỷ USD vào năm 2025. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 3.400 USD đến khoảng 4.650 USD, đưa Việt Nam vào nhóm nước thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các chính sách điều hành linh hoạt, hiệu quả; vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể.Lực lượng lao động ước đạt 53,2 triệu người vào năm 2025, với cơ cấu chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, còn 25,8%; chất lượng nguồn nhân lực không ngừng nâng cao với 70% lao động qua đào tạo. Nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực then chốt, như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin được tập trung phát triển, bước đầu hình thành đội ngũ lao động với tư duy số và kỹ năng số ngày càng được nâng cao. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển công cụ sản xuất trong nền kinh tế số tạo ra biến đổi sâu sắc của lực lượng sản xuất, dẫn đến những mâu thuẫn mới với quan hệ sản xuất hiện hữu; vừa tạo tiền đề, động lực hình thành phương thức sản xuất mới trong tương lai, vừa đòi hỏi thay đổi căn bản cách thức tổ chức sản xuất và quản lý xã hội. Lực lượng sản xuất mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ; song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong khi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao, vẫn là thách thức lớn. Quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong đó, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu.Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để.Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta nhận thức rõ rằng, trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với trình độ ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển tiến bộ của toàn bộ phương thức sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. 3. Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”. Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô LâmSự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội. Quá trình chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, đồng bộ, có tính đến mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại, vừa đảm bảo bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới. Muốn vậy, người đứng đầu cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số; đồng thời cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, sau đây: Thứ nhất, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô LâmThứ hai, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa. Có cơ chế, chính sách phù hợp huy động nguồn lực to lớn trong Nhân dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; nguồn lực từ đất đai, tài sản trong xã hội mà người dân đang tích lũy, biến những tiềm năng này thành động lực, tư liệu sản xuất, để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy tối đa nguồn lực con người - nhân tố quyết định của sự nghiệp đổi mới. Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Thứ ba, cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Trong quá trình cải cách, bám sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc tinh gọn bộ máy phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới.Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô LâmThứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.Đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức trên con đường phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại.TÔ LÂM (Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)[1] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 9/1960.[2] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, tháng 12/1976.[3] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/1986.[4] Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Đoàn công tác Tổng cục Thống kê giám sát công tác thu thập thông tin Điều tra 53 dân tộc thiểu số tại tỉnh Trà Vinh
  •   10/07/2024 08:22

Ngày 8/7/2024, Đoàn công tác Tổng cục Thống kê (TCTK) do Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng CNTT Vũ Thị Thu Thủy làm trưởng đoàn thực hiện giám sát công tác thu thập thông tin Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại tỉnh Trà Vinh.Báo cáo với Đoàn công tác, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh Trần Văn Dũng cho biết, đến thời điểm này, công tác thực hiện Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2024 đang được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo theo đúng yêu cầu của phương án đề ra.Toàn Tỉnh có 69 xã và 363 địa bàn điều tra. Đến ngày 27/6/2024, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh đã hoàn thành công tác lập bảng kê (LBK), với 61.941 hộ thuộc đối tượng được LBK, trong đó hộ dân tộc thiểu số (DTTS) là 45.008 hộ.Công tác tuyển chọn điều tra viên (ĐTV) được các Chi cục Thống kê tuyển chọn kỹ càng, người được tuyển chọn đa số là người đã từng tham gia các cuộc điều tra thống kê trước đây, có kỹ năng phỏng vấn tốt, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao, sử dụng thành thạo máy tính bảng, điện thoại thông minh, hiểu văn hóa của người dân tộc thiểu số và am hiểu về địa bàn được phân công. Toàn Tỉnh đã huy động 152 người tham gia công tác LBK, 193 ĐTV, 15 giám sát viên (GSV) cấp tỉnh và 32 GSV cấp huyện và 69 Tổ trưởng.Đoàn công tác thực hiện giám sát địa bàn tại hộ dân Khmer tại ấp Ô Tưng B và ấp Ô Mịch, xã Châu Điền, huyện Cầu KèCông tác tuyên truyền về cuộc điều tra tại Trà Vinh thực hiện tốt, với nhiều hình thức đa dạng như: phát thanh qua loa truyền thanh xã, họp dân thông báo thông tin về cuộc điều tra, gửi thông tin đến hội nhóm Zalo của ấp, các tổ chức đoàn thể... và gửi thư đến người có uy tín. Với đặc thù địa bàn có người dân tộc Khơme chiếm đa số và theo đạo Phật, do vậy Thư ngỏ của Tổng cục trưởng TCTK được gửi tới các sư cả ở các Chùa. Thông tin từ cuộc điều tra được các sư cả phổ biến tới nhân dân.Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc điều tra, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc điều tra. Điều tra 53 DTTS 2024 thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát ngay trong quá trình điều tra thực địa, tập trung vào quá trình rà soát địa bàn điều tra, lập bảng kê hộ, tập huấn, thu thập thông tin tại hộ. Trong quá trình giám sát các GSV cấp tỉnh đã hỗ trợ kịp thời những thắc mắc của ĐTV, bên cạnh đó cũng trao đổi với GSV huyện và lãnh đạo Chi cục trong chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian tập huấn. Theo kết quả giám sát trong những ngày đầu thu thập thông tin của ĐTV tại hộ, tính đến ngày 07/7/2024, toàn Tỉnh đã hoàn thành phỏng vấn 3401 hộ, đạt 30,83%. Trong đó, huyện Trà Cú đã hoàn thành 1017 hộ, đạt 38,09%; huyện Châu Thành 523 hộ, đạt 34,18%; huyện Cầu Ngang 475 hộ, đạt 31,69%; huyện Duyên Hải 387 hộ, đạt 29,5%; huyện Tiểu Cần 318 hộ, đạt 27,18%; huyện Cầu Kè 312 hộ, đạt 26%; huyện Càng Long 187 hộ, đạt 25,97%; Thành phố Trà Vinh 182 hộ, đạt 19,57%.Bên cạnh nghe báo cáo từ Lãnh đạo Cục Thống kê, Đoàn công tác đã nghe Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Càng Long - Cầu Kè Diêu Hùng Việt báo cáo về công tác thực hiện cuộc điều tra. Toàn huyện có 08 xã và 40 địa bàn điều tra, huy động 24 người tham gia công tác LBK, 24 ĐTV, 4 GSV và 8 Tổ trưởng.Đoàn giám sát họp và rút kinh nghiệm điều tra tại Chi cục Thống kê khu vực huyện Càng Long - Cầu KèNgay sau lễ ra quân ngày 01/7/2024, các GSV cấp tỉnh và cấp huyện đồng loạt tham gia công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời hỗ trợ các ĐTV những vướng mắc tại thực địa, trao đổi, thống nhất với lãnh đạo Chi cục Thống kê, GSV cấp huyện những vướng mắc về nghiệp vụ, tất cả các xã có địa bàn điều tra đều có GSV tỉnh, huyện tham gia giám sát ngay sau lễ ra quân…Đánh giá về công tác thu thập thông tin tại hộ, lãnh đạo Chi cục Thống kê khu vực Càng Long - Cầu Kè cho hay, tính đến ngày 07/7/2027, huyện Cầu Kè đã hoàn thành phỏng vấn 312 hộ, đạt 26%; huyện Càng Long 187 hộ, đạt 25,97%.Đoàn công tác cũng thực hiện giám sát địa bàn tại hộ dân Khmer tại ấp Ô Tưng B và ấp Ô Mịch, xã Châu Điền, huyện Cầu Kè. Chủ tịch xã Châu Điền Lê Quốc Thuần cho biết DTTS trên địa bàn chiếm gần 80%, chủ yếu là người Khmer và đa số biết tiếng phổ thông nên việc phỏng vấn thu thập thông tin của ĐTV diễn ra khá thuận lợi.Rút kinh nghiệm tại địa bàn, Đoàn công tác ghi nhận công tác chuẩn bị điều tra và thu thập thông tin Điều tra 53 DTTS trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Cầu Kè nói riêng thực hiện tốt, chất lượng ĐTV đảm bảo yêu cầu, công tác tuyên truyền hiệu quả... Tuy nhiên, đoàn công tác cũng lưu ý và hướng dẫn các ĐTV phần câu hỏi liên quan đến lịch sử sinh phụ nữ từ 15-49 tuổi, nhóm câu hỏi về khuyết tật, việc làm... công tác giám sát cũng cần tiếp tục được đẩy mạnh, nhanh chóng hoàn thiện giám sát phiếu điều tra, tránh dồn vào cuối kỳ điều tra...Theo Tạp chí Con số và sự kiện

Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 dân tộc thiếu số năm 2024
  •   02/07/2024 10:29

Sáng ngày 01/7/2024, tại xã Đa Lộc (huyện Châu Thành), Cục Thống kê phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trang kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Tới dự buổi lễ có Ông Lê Thanh Nam, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh; Ông Thạch Mu Ni, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh; ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành; lãnh đạo, công chức Phòng nghiệp vụ Cục thống kê tỉnh, Chi cục thống kê khu vực Trà Vinh - Châu Thành; Thường trực Đảng ủy, Lãnh đạo UBND xã Đa Lộc, điều tra viên… dự lễ ra quân. Quang cảnh lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm mục đích thu thập thông tin về dân số, điều kiện nhà ở của hộ dân tộc thiểu số và các điều kiện kinh tế - xã hội nhằm phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030 và làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Cuộc điều tra được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 thu thập thông tin bảng kê của hộ (từ ngày 01/6/2024 đến 25/6/2024). Kết quả hoàn thành việc thu thập thông tin lập bảng kê tại 363 địa bàn với 61.941 hộ. Giai đoạn 2 thu thập thông tin phiếu hộ và phiếu xã (thời gian thu thập từ 01/7/2024 đến 15/8/2024). Theo đó, trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành điều tra tại 363 địa bàn với 11.031 hộ mẫu.Ông Lê Thanh Nam - Phó Cục trưởng Cục thống kê phát biểu tại Lễ ra quân Phát biểu tại lễ ra quân, ông Lê Thanh Nam - Phó Cục trưởng Cục thống kê tỉnh đề nghị UBND cấp huyện, cấp xã và BND các ấp, khóm hỗ trợ, tuyên truyền để các hộ dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra nhằm giúp hộ hợp tác tốt với điều tra viên. Điều tra viên cần tuân thủ quy trình phỏng vấn, ghi phiếu trung thực, khách quan, chính xác đúng phương án đã hướng dẫn. Chủ động trao đổi với Tổ trưởng, giám sát viên các cấp khi có khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình điều tra. Đội ngũ Giám sát viên cấp tỉnh, huyện và Tổ trưởng kịp thời thông báo cho điều tra viên những vấn đề về nghiệp vụ mới phát sinh và hướng dẫn việc cài đặt, định vị, update phiên bản mới,… để cuộc điều tra hoàn thành theo đúng tiến độ và đạt chất lượng tốt nhất.Ông Thạch Mu Ni - Phó Trưởng Ban Dân tộc phát biểu tại Lễ ra quânÔng Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành phát biểu tại Lễ ra quânĐiều tra viên tiến hành thu thập thông tin tại hộ dân ở ấp Hương Phụ A, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành Ngay sau lễ ra quân, các giám sát viên, tổ trưởng điều tra viên đã tiến hành thu thập thông tin phiếu hộ tại ấp Hương Phụ A, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành./.

Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2024
  •   28/06/2024 14:47

Sáng ngày 28/06, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh; phóng viên các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh công bố số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2024 Tại buổi họp báo, Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh công bố: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 10,27% so với cùng kỳ năm trước, tăng đều cả 3 khu vực. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,51%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 22,15%, khu vực dịch vụ tăng 5,25%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 13.668 tỷ đồng, đạt 40,20% kế hoạch năm 2024 (kế hoạch 34.000 tỷ đồng) và tăng 4,84% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 58,87% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 101,76%, quý II tăng 37,25%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 30.751 tỷ đồng, tăng 13,19% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,43% so với tháng trước và tăng 3,67% so với tháng cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,23% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, Lãnh đạo Cục Thống kê cũng cho biết thêm, với tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng ước đạt 10,27%, đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 6 cả nước. Đây là mức tăng trưởng cao nhất của tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay./.