Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về công tác cán bộ
- 05/12/2024 09:35
Sáng ngày 04.12.2024, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về công tác cán bộ.Tham dự Hội nghị có ông Trần Văn Dũng - Cục trưởng; ông Lê Thanh Nam - Phó Cục trưởng; các ông, bà Trưởng phòng, Phó trưởng phòng cơ quan Cục; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng các Chi cục Thống kê khu vực, cùng toàn thể công chức và người lao động thuộc Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh.Tại Hội nghị, ông Trần Minh Huy - Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Tổ chức - Hành chính công bố Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về công tác cán bộ:Quyết định số 1433-QĐ/TCTK ngày 22/11/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc bổ nhiệm có thời hạn bà Phạm Thị Loan, Trưởng phòng Phòng Thống kê Tổng hợp giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh.Ban Lãnh đạo Cục Thống kê trao Quyết định, tặng hoa chúc mừng bà Phạm Thị Loan nhận nhiệm vụ mớiPhát biểu giao nhiệm vụ, ông Trần Văn Dũng - Cục trưởng, chúc mừng và đánh giá cao phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn công tác của bà Phạm Thị Loan được bổ nhiệm; mong muốn trên cương vị mới tiếp tục nỗ lực, phát huy tinh thần trách nhiệm, cùng tập thể cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của ngành. Quang cảnh Hội nghịPhát biểu nhận nhiệm vụ mới, bà Phạm Thị Loan bày tỏ lòng tri ân, biết ơn sâu sắc đối với sự tin tưởng, tín nhiệm của tập thể đơn vị; xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo của ông Trần Văn Dũng và xin hứa sẽ tiếp tục nỗ lực, cùng tập thể xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh.Bà Phạm Thị Loan, Phó Cục trưởng phát biểu nhận nhiệm vụ mới.
Toàn văn bài viết: Chuyển đổi số - Động lực quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm
- 04/09/2024 13:55
Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới".1. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất và từng bước cải tạo, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn, phản ánh sự vận động và phát triển không ngừng của Cách mạng Việt Nam.Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc trong điều kiện đất nước vừa giành độc lập đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm thực dân đô hộ, Đảng ta đã thực hiện chính sách “người cày có ruộng” nhằm trao ruộng đất về tay nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hướng tới việc cải tạo quan hệ sản xuất, tạo tiền đề xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.Giai đoạn 1954 - 1975, cách mạng nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Ở miền Bắc, lấy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới dựa trên ba trụ cột: chế độ công hữu, quản lý kế hoạch hóa tập trung và phân phối theo lao động [1], đã đưa lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc.Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, mở ra chương mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 trên cơ sở đánh giá đặc điểm lớn của đất nước đó là, từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; đã đề ra đường lối: kiên định chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, quyết tâm tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học - kỹ thuật và tư tưởng văn hóa [2]. Trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm.Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô LâmTừ năm 1979 đến trước Đại hội VI của Đảng năm 1986, đất nước ta đã trải qua những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần nguyên nhân do sự thiếu đồng bộ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [3]. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị là bước đột phá về đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp khi chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất [4]. Chỉ sau một năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên đã sản xuất được 21,5 triệu tấn lúa và lần đầu tiên xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm2. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 5,7-5,9%/năm, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,45 lần, ước đạt 500 tỷ USD vào năm 2025. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 3.400 USD đến khoảng 4.650 USD, đưa Việt Nam vào nhóm nước thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các chính sách điều hành linh hoạt, hiệu quả; vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể.Lực lượng lao động ước đạt 53,2 triệu người vào năm 2025, với cơ cấu chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, còn 25,8%; chất lượng nguồn nhân lực không ngừng nâng cao với 70% lao động qua đào tạo. Nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực then chốt, như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin được tập trung phát triển, bước đầu hình thành đội ngũ lao động với tư duy số và kỹ năng số ngày càng được nâng cao. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển công cụ sản xuất trong nền kinh tế số tạo ra biến đổi sâu sắc của lực lượng sản xuất, dẫn đến những mâu thuẫn mới với quan hệ sản xuất hiện hữu; vừa tạo tiền đề, động lực hình thành phương thức sản xuất mới trong tương lai, vừa đòi hỏi thay đổi căn bản cách thức tổ chức sản xuất và quản lý xã hội. Lực lượng sản xuất mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ; song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong khi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao, vẫn là thách thức lớn. Quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong đó, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu.Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để.Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta nhận thức rõ rằng, trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với trình độ ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển tiến bộ của toàn bộ phương thức sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. 3. Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”. Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô LâmSự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội. Quá trình chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, đồng bộ, có tính đến mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại, vừa đảm bảo bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới. Muốn vậy, người đứng đầu cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số; đồng thời cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, sau đây: Thứ nhất, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô LâmThứ hai, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa. Có cơ chế, chính sách phù hợp huy động nguồn lực to lớn trong Nhân dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; nguồn lực từ đất đai, tài sản trong xã hội mà người dân đang tích lũy, biến những tiềm năng này thành động lực, tư liệu sản xuất, để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy tối đa nguồn lực con người - nhân tố quyết định của sự nghiệp đổi mới. Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Thứ ba, cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Trong quá trình cải cách, bám sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc tinh gọn bộ máy phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới.Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô LâmThứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.Đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức trên con đường phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại.TÔ LÂM (Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)[1] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 9/1960.[2] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, tháng 12/1976.[3] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/1986.[4] Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.
Đoàn công tác Tổng cục Thống kê giám sát công tác thu thập thông tin Điều tra 53 dân tộc thiểu số tại tỉnh Trà Vinh
- 10/07/2024 08:22
Ngày 8/7/2024, Đoàn công tác Tổng cục Thống kê (TCTK) do Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng CNTT Vũ Thị Thu Thủy làm trưởng đoàn thực hiện giám sát công tác thu thập thông tin Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại tỉnh Trà Vinh.Báo cáo với Đoàn công tác, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh Trần Văn Dũng cho biết, đến thời điểm này, công tác thực hiện Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2024 đang được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo theo đúng yêu cầu của phương án đề ra.Toàn Tỉnh có 69 xã và 363 địa bàn điều tra. Đến ngày 27/6/2024, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh đã hoàn thành công tác lập bảng kê (LBK), với 61.941 hộ thuộc đối tượng được LBK, trong đó hộ dân tộc thiểu số (DTTS) là 45.008 hộ.Công tác tuyển chọn điều tra viên (ĐTV) được các Chi cục Thống kê tuyển chọn kỹ càng, người được tuyển chọn đa số là người đã từng tham gia các cuộc điều tra thống kê trước đây, có kỹ năng phỏng vấn tốt, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao, sử dụng thành thạo máy tính bảng, điện thoại thông minh, hiểu văn hóa của người dân tộc thiểu số và am hiểu về địa bàn được phân công. Toàn Tỉnh đã huy động 152 người tham gia công tác LBK, 193 ĐTV, 15 giám sát viên (GSV) cấp tỉnh và 32 GSV cấp huyện và 69 Tổ trưởng.Đoàn công tác thực hiện giám sát địa bàn tại hộ dân Khmer tại ấp Ô Tưng B và ấp Ô Mịch, xã Châu Điền, huyện Cầu KèCông tác tuyên truyền về cuộc điều tra tại Trà Vinh thực hiện tốt, với nhiều hình thức đa dạng như: phát thanh qua loa truyền thanh xã, họp dân thông báo thông tin về cuộc điều tra, gửi thông tin đến hội nhóm Zalo của ấp, các tổ chức đoàn thể... và gửi thư đến người có uy tín. Với đặc thù địa bàn có người dân tộc Khơme chiếm đa số và theo đạo Phật, do vậy Thư ngỏ của Tổng cục trưởng TCTK được gửi tới các sư cả ở các Chùa. Thông tin từ cuộc điều tra được các sư cả phổ biến tới nhân dân.Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc điều tra, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc điều tra. Điều tra 53 DTTS 2024 thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát ngay trong quá trình điều tra thực địa, tập trung vào quá trình rà soát địa bàn điều tra, lập bảng kê hộ, tập huấn, thu thập thông tin tại hộ. Trong quá trình giám sát các GSV cấp tỉnh đã hỗ trợ kịp thời những thắc mắc của ĐTV, bên cạnh đó cũng trao đổi với GSV huyện và lãnh đạo Chi cục trong chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian tập huấn. Theo kết quả giám sát trong những ngày đầu thu thập thông tin của ĐTV tại hộ, tính đến ngày 07/7/2024, toàn Tỉnh đã hoàn thành phỏng vấn 3401 hộ, đạt 30,83%. Trong đó, huyện Trà Cú đã hoàn thành 1017 hộ, đạt 38,09%; huyện Châu Thành 523 hộ, đạt 34,18%; huyện Cầu Ngang 475 hộ, đạt 31,69%; huyện Duyên Hải 387 hộ, đạt 29,5%; huyện Tiểu Cần 318 hộ, đạt 27,18%; huyện Cầu Kè 312 hộ, đạt 26%; huyện Càng Long 187 hộ, đạt 25,97%; Thành phố Trà Vinh 182 hộ, đạt 19,57%.Bên cạnh nghe báo cáo từ Lãnh đạo Cục Thống kê, Đoàn công tác đã nghe Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Càng Long - Cầu Kè Diêu Hùng Việt báo cáo về công tác thực hiện cuộc điều tra. Toàn huyện có 08 xã và 40 địa bàn điều tra, huy động 24 người tham gia công tác LBK, 24 ĐTV, 4 GSV và 8 Tổ trưởng.Đoàn giám sát họp và rút kinh nghiệm điều tra tại Chi cục Thống kê khu vực huyện Càng Long - Cầu KèNgay sau lễ ra quân ngày 01/7/2024, các GSV cấp tỉnh và cấp huyện đồng loạt tham gia công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời hỗ trợ các ĐTV những vướng mắc tại thực địa, trao đổi, thống nhất với lãnh đạo Chi cục Thống kê, GSV cấp huyện những vướng mắc về nghiệp vụ, tất cả các xã có địa bàn điều tra đều có GSV tỉnh, huyện tham gia giám sát ngay sau lễ ra quân…Đánh giá về công tác thu thập thông tin tại hộ, lãnh đạo Chi cục Thống kê khu vực Càng Long - Cầu Kè cho hay, tính đến ngày 07/7/2027, huyện Cầu Kè đã hoàn thành phỏng vấn 312 hộ, đạt 26%; huyện Càng Long 187 hộ, đạt 25,97%.Đoàn công tác cũng thực hiện giám sát địa bàn tại hộ dân Khmer tại ấp Ô Tưng B và ấp Ô Mịch, xã Châu Điền, huyện Cầu Kè. Chủ tịch xã Châu Điền Lê Quốc Thuần cho biết DTTS trên địa bàn chiếm gần 80%, chủ yếu là người Khmer và đa số biết tiếng phổ thông nên việc phỏng vấn thu thập thông tin của ĐTV diễn ra khá thuận lợi.Rút kinh nghiệm tại địa bàn, Đoàn công tác ghi nhận công tác chuẩn bị điều tra và thu thập thông tin Điều tra 53 DTTS trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Cầu Kè nói riêng thực hiện tốt, chất lượng ĐTV đảm bảo yêu cầu, công tác tuyên truyền hiệu quả... Tuy nhiên, đoàn công tác cũng lưu ý và hướng dẫn các ĐTV phần câu hỏi liên quan đến lịch sử sinh phụ nữ từ 15-49 tuổi, nhóm câu hỏi về khuyết tật, việc làm... công tác giám sát cũng cần tiếp tục được đẩy mạnh, nhanh chóng hoàn thiện giám sát phiếu điều tra, tránh dồn vào cuối kỳ điều tra...Theo Tạp chí Con số và sự kiện
Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 dân tộc thiếu số năm 2024
- 02/07/2024 10:29
Sáng ngày 01/7/2024, tại xã Đa Lộc (huyện Châu Thành), Cục Thống kê phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trang kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Tới dự buổi lễ có Ông Lê Thanh Nam, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh; Ông Thạch Mu Ni, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh; ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành; lãnh đạo, công chức Phòng nghiệp vụ Cục thống kê tỉnh, Chi cục thống kê khu vực Trà Vinh - Châu Thành; Thường trực Đảng ủy, Lãnh đạo UBND xã Đa Lộc, điều tra viên… dự lễ ra quân. Quang cảnh lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm mục đích thu thập thông tin về dân số, điều kiện nhà ở của hộ dân tộc thiểu số và các điều kiện kinh tế - xã hội nhằm phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030 và làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Cuộc điều tra được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 thu thập thông tin bảng kê của hộ (từ ngày 01/6/2024 đến 25/6/2024). Kết quả hoàn thành việc thu thập thông tin lập bảng kê tại 363 địa bàn với 61.941 hộ. Giai đoạn 2 thu thập thông tin phiếu hộ và phiếu xã (thời gian thu thập từ 01/7/2024 đến 15/8/2024). Theo đó, trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành điều tra tại 363 địa bàn với 11.031 hộ mẫu.Ông Lê Thanh Nam - Phó Cục trưởng Cục thống kê phát biểu tại Lễ ra quân Phát biểu tại lễ ra quân, ông Lê Thanh Nam - Phó Cục trưởng Cục thống kê tỉnh đề nghị UBND cấp huyện, cấp xã và BND các ấp, khóm hỗ trợ, tuyên truyền để các hộ dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra nhằm giúp hộ hợp tác tốt với điều tra viên. Điều tra viên cần tuân thủ quy trình phỏng vấn, ghi phiếu trung thực, khách quan, chính xác đúng phương án đã hướng dẫn. Chủ động trao đổi với Tổ trưởng, giám sát viên các cấp khi có khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình điều tra. Đội ngũ Giám sát viên cấp tỉnh, huyện và Tổ trưởng kịp thời thông báo cho điều tra viên những vấn đề về nghiệp vụ mới phát sinh và hướng dẫn việc cài đặt, định vị, update phiên bản mới,… để cuộc điều tra hoàn thành theo đúng tiến độ và đạt chất lượng tốt nhất.Ông Thạch Mu Ni - Phó Trưởng Ban Dân tộc phát biểu tại Lễ ra quânÔng Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành phát biểu tại Lễ ra quânĐiều tra viên tiến hành thu thập thông tin tại hộ dân ở ấp Hương Phụ A, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành Ngay sau lễ ra quân, các giám sát viên, tổ trưởng điều tra viên đã tiến hành thu thập thông tin phiếu hộ tại ấp Hương Phụ A, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành./.
Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2024
- 28/06/2024 14:47
Sáng ngày 28/06, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh; phóng viên các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh công bố số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2024 Tại buổi họp báo, Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh công bố: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 10,27% so với cùng kỳ năm trước, tăng đều cả 3 khu vực. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,51%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 22,15%, khu vực dịch vụ tăng 5,25%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 13.668 tỷ đồng, đạt 40,20% kế hoạch năm 2024 (kế hoạch 34.000 tỷ đồng) và tăng 4,84% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 58,87% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 101,76%, quý II tăng 37,25%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 30.751 tỷ đồng, tăng 13,19% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,43% so với tháng trước và tăng 3,67% so với tháng cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,23% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, Lãnh đạo Cục Thống kê cũng cho biết thêm, với tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng ước đạt 10,27%, đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 6 cả nước. Đây là mức tăng trưởng cao nhất của tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay./.
Thông cáo báo chí Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2024
- 28/06/2024 09:46
THÔNG CÁO BÁO CHÍTình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2024 Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng bất ổn an ninh, chính trị leo thang tại một số quốc gia, khu vực tiềm ẩn rủi ro tới sự ổn định và phát triển kinh tế toàn cầu; kinh tế thế giới bước đầu phục hồi nhưng còn chậm; thiên tai, biến đổi khí hậu tác động tới kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Trong nước, Bộ, ngành và địa phương nghiêm túc, quyết liệt thực hiện các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP về phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình kinh tế -xã hội của nước ta duy trì xu hướng tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Tuy nhiên sức ép lạm phát còn lớn; sản xuất kinh doanh dự báo còn khó khăn; nhu cầu các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam chưa được cải thiện nhiều. Trước tình hình trên, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thiết thực và toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp theo Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 19/01/2024 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 trên các lĩnh vực như sau: 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 10,27% so với cùng kỳ năm trước, tăng đều cả 3 khu vực. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,51%, đóng góp 0,94 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 22,15%, đóng góp 7,54 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,25%, đóng góp 1,75 điểm phần trăm. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất và sản lượng lúa Đông Xuân tăng khá cao do thời tiết thuận lợi, giá lúa tăng cao nhiều hộ nông dân tích cực chăm sóc, đàn heo phát triển tương đối ổn định ở những hộ có năng lực chủ động con giống và chăn nuôi quy mô lớn. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,94%, đóng góp 0,91 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 0,62%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm. Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp sản xuất điện tiếp tục đà tăng trưởng, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục được duy trì phát triển ổn định. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 tăng 24,93% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 7,3 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành sản xuất điện là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 30,85%, đóng góp 6,86 điểm phần trăm; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,18%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 4,97%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm, ngành xây dựng của tỉnh tiếp tục tăng trưởng với một số công trình được chuyển tiếp chuyển tiếp từ năm 2023 và một số đơn vị hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở của tỉnh như: Bộ Công an hỗ trợ 1.290 căn nhà; Công ty xổ số Trà Vinh hỗ trợ 300 căn; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ 1.999 căn,… Trong khu vực dịch vụ, các hoạt động thương mại và vận tải diễn ra sôi động. Đóng góp của một số ngành dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 như sau: ngành bán buôn và bán lẻ tăng 9,71%, đóng góp 0,82 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 19,42% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,43 điểm phần trăm;... Tuy nhiên, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 5,46%, làm giảm 0,19 điểm phần trăm do hiện nay hiện nay tỉnh đang tăng cường kiểm tra nồng độ cồn của người tham giao thông nên người dân đã hạn chế tổ chức ăn uống ngoài gia đình. Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 23,51%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,95%; khu vực dịch vụ chiếm 30,16%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,38 (Cơ cấu tương ứng của 6 tháng đầu năm 2023 là 25,07%; 37,52%; 31,51%; 5,9%). 2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sáu tháng đầu năm 2024, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa tỉnh có một số thuận lợi như nguồn nước ngọt cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, dịch bệnh trên cây trồng, thủy sản và một số bệnh trong chăn nuôi như: cúm gia cầm, LMLM gia súc, viên da nổi cục trên trâu bò được kiểm soát; sản suất lúa Đông Xuân trúng mùa, được giá; giá dừa khô, cua biển, heo hơi giữ ở mức cao; diện tích nuôi tôm thâm canh mật độ cao phát triển mạnh; các chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật tiếp tục được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, bệnh dịch tả heo Châu Phi xuất hiện cục bộ ở một số địa phương nhưng nhanh chóng được khống chế, không lây lan; nắng nóng gay gắt nên nông dân chậm xuống giống lúa vụ Hè Thu (để hạn chế thiệt hại); giá tôm nước lợ có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp, mặt khác có thời điểm xuất hiện bệnh tôm chết sớm nên nông dân chậm thả nuôi (diện tích nuôi thủy sản thấp hơn cùng kỳ). Giá cam sành, cá lóc, bò hơi, gia cầm ở mức thấp (giá cá lóc thấp hơn giá thành từ 5.000 - 7.000 đồng/kg; cam sành thấp hơn giá thành từ 1.000 - 3.000 đồng/kg) ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người dân. - Lúa Mùa năm 2024: Kết thúc lúa vụ Mùa năm 2024 nông dân trong tỉnh gieo trồng đạt 1.007 ha, so cùng kỳ giảm 11,82% hay giảm 135 ha do một số địa phương chuyển một phần diện tích gieo trồng lúa Mùa sang gieo sạ lúa Thu Đông mang lại hiệu quả cao hơn. Năng suất đạt 47,05 tạ/ha, so cùng kỳ tăng 6,42% hay tăng 2,84 tạ/ha. Sản lượng đạt 4.737 tấn, so cùng kỳ giảm 6,16% hay giảm 311 tấn do diện tích gieo trồng giảm. - Lúa vụ Đông Xuân 2024: Diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân 2024 đạt 61.739 ha; so cùng kỳ giảm 0,52% hay giảm 320 ha. Diện tích xuống giống lúa Đông Xuân giảm so với cùng kỳ do một số diện tích đất gò cao, thiếu nước canh tác, những vùng có nguy cơ nước mặn xâm nhập cao nên nông dân đã chuyển đổi sang trồng cây màu. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch dứt điểm lúa đông xuân 2024 đạt 61.719 ha; so với diện tích xuống giống chỉ đạt 99,97% do 20 ha lúa tại xã Hòa Lợi thuộc huyện Châu Thành xuống giống ngoài vùng quy hoạch không chủ động được nước tưới tiêu nên mất trắng. Năng suất gieo trồng đạt 66,99 tạ/ha so cùng kỳ tăng 9,78% hay tăng 5,97 tạ/ha, so với kế hoạch đạt 102,27% (kế hoạch 65,50 tạ/ha); năng suất lúa Đông Xuân 2024 tăng so cùng kỳ do thời tiết thuận lợi, giá lúa tăng cao nhiều hộ nông dân tích cực chăm sóc, bón phân cân đối đúng giai đoạn phát triển của cây lúa nên năng suất tăng so cùng kỳ. Sản lượng lúa vụ Đông Xuân năm 2024 đạt 413.588 tấn, so với cùng kỳ tăng 9,21% hay tăng 34.880 tấn; so với kế hoạch đạt 111,76% (kế hoạch 370.075 tấn). - Lúa Hè Thu năm 2024: Trong tháng 6/2024 nông dân trong tỉnh tiếp tục gieo trồng lúa Hè Thu năm 2024 với diện tích ước đạt 59.670 ha. Nâng tổng số từ đầu vụ đến nay ước đạt 67.889 ha, so cùng kỳ giảm 293 ha. Diện tích xuống giống lúa Hè Thu giảm so cùng kỳ do thời tiết nắng nóng kéo dài thiếu nước tưới tiêu nên tiến độ xuống giống chậm. - Diện tích gieo trồng một số cây màu chủ yếu tính từ đầu năm 2024 đến nay như: bắp 2.661 ha, tăng 5,21% hay tăng 132 ha so với cùng kỳ năm trước; khoai lang 888 ha, tăng 9,82% hay tăng 79 ha; khoai mì (sắn) 277 ha, giảm 4,81% hay giảm 14 ha; đậu phộng (lạc) 3.806 ha, giảm 0,36% hay giảm 14 ha; lác (cói) 1.512 ha, giảm 0,83% hay giảm 13 ha; rau đậu các loại 19.324 ha, tăng 4,09% hay tăng 760 ha; mía ước gieo trồng được 1.334 ha, tăng 0,37% hay tăng 5 ha;… Trong 6 tháng đầu năm 2024 nông dân trong tỉnh trồng mới 206 ha cây ăn quả, so cùng kỳ giảm 49,66% hay giảm 226 ha; sản lượng thu hoạch ước đạt 176.381 tấn, so cùng kỳ tăng 10,02% hay tăng 16.069 tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2024 tình hình chăn nuôi của tỉnh có sự chuyển đổi từ nuôi nhỏ lẻ sang nuôi tập trung, quy mô từ vừa đến lớn. Tổng đàn heo tăng so cùng kỳ, tập trung ở các hộ có năng lực chủ động con giống, có điều kiện trang bị các thiết bị vật tư và kỹ thuật đáp ứng điều kiện nuôi an toàn sinh học, nuôi quy mô lớn. Đàn bò phát triển chậm, do giá bò hơi thấp, hiệu quả chăn nuôi không cao. Đàn gia cầm giảm do giá thức ăn ở mức cao, giá gia cầm hơi không tăng, hiệu quả chăn nuôi thấp, các cơ sở chăn nuôi giảm quy mô đàn. Kết quả ước số con gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn tỉnh như sau: Đàn trâu hiện có 238 con, so cùng kỳ giảm 5,93% hay giảm 15 con; đàn bò hiện có 235.860 con, so cùng kỳ giảm 7,02% hay giảm 17.803 con; đàn heo hiện có 276.320 con, so cùng kỳ tăng 6,51% hay tăng 16.898 con; đàn gia cầm hiện có 6.398,80 ngàn con, so với cùng kỳ giảm 0,98% hay giảm 63,34 ngàn con (trong đó: đàn gà 4.872,90 ngàn con, giảm 2,31% hay giảm 115,20 ngàn con so cùng kỳ). Sản xuất lâm nghiệp trong 6 tháng đầu 2024 tập trung vào chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng đã trồng trong năm trước và không phát sinh diện tích rừng trồng mới. Sản lượng khai thác gỗ ước đạt 37.042 m3, so cùng kỳ giảm 4,21% hay giảm 1.628 m3; củi ước đạt 128.090 ste, so cùng kỳ giảm 1,99% hay giảm 2.600 ste. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 93.495 tấn, so cùng kỳ giảm 3,26% hay giảm 3.149 tấn, trong đó sản lượng cá ước đạt 48.097 tấn, giảm 6,39% hay giảm 3.283 tấn; tôm ước đạt 36.892 tấn, tăng 5,43% hay tăng 1.902 tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 71.811 tấn, so cùng kỳ giảm 3,85% hay giảm 2.877 tấn, trong đó sản lượng cá ước đạt 34.207 tấn, giảm 12,23% hay giảm 4.768 tấn; tôm ước đạt 34.809 tấn, tăng 6,30% hay tăng 2.064 tấn. Sản lượng nuôi trồng giảm chủ yếu ở loại hình nuôi cá lóc và cá các loại; sản lượng cá lóc giảm (giảm 3.078 tấn so cùng kỳ) do những tháng đầu năm giá cá lóc xuống thấp, chi phí thả nuôi tăng cao, nuôi không hiệu quả, người nuôi sợ thua lỗ nên nhiều hộ hạn chế thả nuôi; Sản lượng cá các loại giảm (giảm 1.622 tấn so cùng kỳ) do những tháng đầu năm nắng nóng kéo dài nguồn nước các kênh thấp, tiến độ thả nuôi chậm nên đến nay cá chưa đạt kích cỡ thu hoạch. Sản lượng khai tác thủy sản ước đạt 21.684 tấn, so cùng kỳ giảm 1,24% hay giảm 272 tấn, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 19.696 tấn, giảm 1,29% hay giảm 258 tấn so với cùng kỳ năm trước. Theo kết quả điều tra thủy sản 01/12/2023 trên địa bàn toàn tỉnh có 782 tàu thuyền khai thác có động cơ, so với cùng kỳ giảm 8,43% hay giảm 72 chiếc. 3. Sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2024 có nhiều thuận lợi. Công nghiệp chế biến chế tạo duy trì tăng trưởng ổn định, đặc biệt ngành chủ lực sản xuất điện tăng trưởng mạnh thúc đẩy chỉ số toàn ngành công nghiệp của tỉnh tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng mạnh do cùng kỳ năm trước ngành sản xuất nhiệt điện chỉ có Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 được vận hành, các Nhà máy còn lại không được huy động (tạm ngừng huy động theo Lệnh điều độ từ tháng 6/2022 đến tháng 4/2023 mới được huy động trở lại) và trong 6 tháng cùng kỳ năm trước Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh chỉ vận hành 3 tuabin, hiện nay là 18 tuabin (tăng 15 tuabin). Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 58,87% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 101,76%, quý II tăng 37,25%). Trong đó, ngành khai khoáng tăng 3,18% so cùng kỳ, vụ sản xuất muối năm nay có thuận lợi là nắng nóng kéo dài, sản lượng thu hoạch được nhiều (tăng khoảng 30%). Ngành chế biến, chế tạo tăng 3,04%, tăng ở một số ngành như: sản xuất trang phục tăng 15,84%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 4,78%; sản xuất bộ nguồn dây dẫn điện ô tô tăng 4,42%;… Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 79,1%, sản lượng nhiệt điện sản xuất 6 tháng đầu năm ước đạt 12.466 triệu kWh, tăng 5.690 triệu kWh (tăng 83,96%) so với cùng kỳ năm 2023. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,64%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 6 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023 như: gạo xay xát tăng 21,78%; đường RS tăng 6,56%; túi xách tăng 1,72%; các bộ phận của giày, dép bằng da tăng 6,08%; điện sản xuất tăng 78,79%, trong đó Nhiệt điện tăng 83,96%; nước máy thương phẩm tăng 12,69%;… Tuy nhiên, có một sản phẩm giảm so với cùng kỳ như: tôm đông lạnh giảm 29,49%; xơ dừa giảm 37,8%; giầy thành phẩm giảm 1,11%; cacbon hoạt tính giảm 20,08%; dược phẩm chứa hoocmôn nhưng không chứa kháng sinh dạng viên giảm 10,07%; bê tông tươi giảm 8,67%;… 4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Sáu tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có 232 doanh nghiệp và 137 đơn vị trực thuộc đăng ký mới với tổng vốn đăng ký là 1.462,5 tỷ đồng và 974 lao động. Bên cạnh đó, có 386 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc bổ sung ngành nghề kinh doanh, bổ sung vốn và các thay đổi khác, vốn bổ sung 1.219 tỷ đồng; hoạt động trở lại 40 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đã có 87 doanh nghiệp, 171 đơn vị trực thuộc hoàn tất thủ tục giải thể; 126 doanh nghiệp và 64 đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt động. So với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 34 doanh nghiệp; số doanh nghiệp giải thể tăng 27 doanh nghiệp; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 28 doanh nghiệp; số doanh nghiệp hoạt động trở lại giảm 5 doanh nghiệp. Tình hình đăng ký qua mạng tiếp tục được các doanh nghiệp lựa chọn, đạt tỷ lệ 92% hồ giảm 8% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2023. Tỷ trọng vốn bình quân doanh nghiệp là 6,3 tỷ đồng/doanh nghiệp giảm 3 tỷ đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2023. 5. Hoạt động thương mại và dịch vụ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 30.751 tỷ đồng, tăng 13,19% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể ở các ngành như: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 21.989 tỷ đồng, tăng 20,67% so cùng kỳ năm trước, tăng ở một số nhóm hàng sau: nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 24,11% do giá lúa, gạo tăng mạnh; nhóm hàng may mặc tăng 4,58%; xăng dầu các loại tăng 47,69%; nhóm hàng đá quý, kim loại quý tăng 23,87% do giá vàng tăng mạnh; hàng hóa khác tăng 10,27%;… Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 4.594 tỷ đồng, giảm 8,17% do hiện nay tỉnh đang tăng cường kiểm tra nồng độ cồn của người tham giao thông nên người dân đã hạn chế tổ chức ăn uống ngoài gia đình. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 23 tỷ đồng, giảm 6,14% do nhu cầu đi du lịch theo tour tại các công ty lữ hành giảm, người dân trong tỉnh chủ yếu du lịch theo hình thức tự phát và đăng ký tour của các công ty lữ hành của tỉnh khác. Doanh thu dịch vụ khác đạt 4.145 tỷ đồng, tăng 5,79% so cùng kỳ. Một số ngành tăng mạnh như: kinh doanh bất động sản tăng 12,42%; dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 4,22%; ngành hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí tăng 10,96%; ngành hoạt động xổ số tăng 4,61%; ngành dịch vụ khác tăng 16,51%;… 6. Hoạt động ngân hàng Tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đến tháng 6/2024 đạt 48.750 tỷ đồng, tăng 3,99% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 33.150 tỷ đồng, chiếm 68%/tổng nguồn vốn, tăng 5,73% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đến tháng 6/2024 đạt 46.000 tỷ đồng, tăng 10,46% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 62%/tổng dư nợ. 7. Đầu tư Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 13.668 tỷ đồng, đạt 40,20% kế hoạch năm 2024 (kế hoạch 34.000 tỷ đồng) và tăng 4,84% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư của khu vực Nhà nước ước thực hiện 3.374 tỷ đồng, chiếm 24,69% tổng vốn đầu tư phát triển và giảm 15,66% so cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước ước thực hiện 9.417 tỷ đồng, chiếm 68,89% và tăng 13,89%; vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện 877 tỷ đồng, chiếm 6,42% và tăng 14,11%. 8. Thu, chi ngân sách Nhà nước Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 11.219 tỷ đồng, đạt 82,12% dự toán năm 2024, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa đạt 3.300 tỷ đồng, đạt 53,05% dự toán năm 2024, giảm 5,69% so với cùng kỳ năm trước; thu ngân sách trung ương bổ sung đạt 3.139 tỷ đồng, đạt 57,97% dự toán, tăng 7,09%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 892 tỷ đồng, đạt 69,19% dự toán, tăng 76,31%; thu chuyển nguồn đạt 3.884 tỷ đồng, tăng 39,56%. Tổng chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 5.276 tỷ đồng, bằng 42,24% dự toán năm 2024, tăng 40,73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 2.194 tỷ đồng, đạt 45,37% toán năm 2024, tăng 99,37% cùng kỳ năm trước; chi thường xuyên ước đạt 3.077 tỷ đồng, đạt 43,05% dự toán, tăng 21,84%. 9. Chỉ số giá Tháng 6/2024 nhu cầu du lịch hè tăng cùng với giá một số loại thịt gia súc tăng là nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,43% so với tháng trước. So với tháng 12/2023 tăng 1,39% và so với tháng 6/2023 tăng 3,67%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,23% so với cùng kỳ năm trước Chỉ số giá vàng tháng 6/2024 giảm 0,11%% so với tháng trước, giá vàng hạ nhiệt do Ngân hàng Nhà nước triển khai bán vàng bình ổn giá kể từ ngày 03/6/2024. Tuy nhiên so với tháng 12/2023 giá vàng tăng 21,05% và so với tháng cùng kỳ năm trước tăng 32,18%. Chỉ số giá vàng bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 24,68%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2024 không tăng giảm so với tháng trước, tăng 4,31% so với tháng 12/2023 và tăng 7,7% so với tháng 6/2023. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 6 tháng năm 2024 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. 10. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống người dân và tình hình sản xuất kinh doanh của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục ổn định và phát triển. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên; ý thức của người dân về bảo vệ, cải thiện môi trường tiếp tục được nâng cao. Công tác chăm lo, chuẩn bị Tết Nguyên đán và Tết Chôl-Chnam-Thmây cho Nhân dân, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng khó khăn được quan tâm; đảm bảo hàng hóa phục vụ Tết, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu mua sắm của người dân; cung cấp điện được đảm bảo; công tác vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết; công tác thông tin liên lạc thông suốt; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi trong dịp Tết diễn ra an toàn, vui tươi, phấn khởi; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc công tác trực, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân, đảm bảo đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh cho Nhân dân; tình hình sản xuất nông nghiệp bình thường, dịch bệnh được kiểm soát; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2024 đời sống của người dân cũng gặp khó khăn do giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt đời sống và sản xuất tăng cao, dịch heo Châu Phi vẫn phát sinh ở một số địa phương, giá một số loại nông sản bị sụt giảm ở một số thời điểm,... 11. Giáo dục và đào tạo Duy trì phối hợp với Đài Phát Thanh truyền hình Trà Vinh thu hình phát sóng chương trình dạy học cấp tiểu học (môn Tiếng Việt và Toán) năm học 2023-2024, tổng số 562 tiết phát sóng chương trình dạy học trên kênh THTV2. Tổ chức các kỳ thi, hội thi cấp tỉnh như: Tổ chức Hội đồng thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2024 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức Hội khỏe phù đổng tỉnh Trà Vinh lần thứ XIV năm 2024 và tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, hội thi cấp Tiểu học và cấp trung học. 12. Tình hình dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm - Bệnh Sốt xuất huyết Dengue: Tính từ đầu năm 2024 đến ngày 31/5/2024, phát hiện và xử lý 55 ổ dịch và 135 ca mắc, giảm 35 ổ dịch (38,9%) và giảm 150 ca mắc (52,6%) so với cùng kỳ năm 2023 (90 ổ, 285 ca mắc); không có tử vong. - Bệnh Tay chân miệng: không phát hiện ổ dịch và phát hiện 167 ca mắc; bằng ổ dịch và tăng 93 ca mắc (125,7%) so với cùng kỳ năm 2023 (0 ổ dịch, 74 ca mắc); không có tử vong. - Bệnh COVID-19: không phát hiện trường hợp mắc; giảm 202 ca (100%) và tử vong giảm 08 ca (100%) so với cùng kỳ năm 2023 (mắc 202 ca, tử vong 08 ca). - Bệnh Sốt rét: phát hiện 1 ca mắc, tăng 1 ca (100%) so với cùng kỳ năm 2023; không có tử vong. - Bệnh Quai bị: phát hiện và xử lý 1 ca, giảm 2 ca (66,6%) so với cùng kỳ năm 2023 (3 ca), không có tử vong. - Bệnh Đậu mùa khỉ: phát hiện 1 ca mắc, 1 ca tử vong; số ca mắc tăng 1 ca (100%) và số ca tử vong tăng 1 ca (100%) so với cùng kỳ năm 2023 (không phát hiện, không tử vong). - Bệnh Liên cầu lợn ở người: phát hiện và xử lý 1 ca, bằng so với cùng kỳ năm 2023 (1 ca), không có tử vong. - Bệnh Sốt phát ban nghi Sởi: phát hiện và xử lý 1 ca, không có tử vong; tăng 1 ca mắc và tử vong bằng so với cùng kỳ năm 2023 (không phát hiện). 13. Hoạt động văn hóa, thể thao Tổ chức thành công Lễ hội đón giao thừa mừng Xuân Giáp Thìn 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh với chương trình nghệ thuật và màn bắn pháo hoa đặc sắc phục vụ trên 10 nghìn lượt người xem. Được Thủ tướng Chính phủ công nhận 01 Bảo vật Quốc gia “Sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 02 Lễ hội truyền thống (Vu lan Thắng hội Cầu Kè và Đom Lơng Néak Tà của người Khmer Trà Vinh). Cử các đội tuyển tham gia thi đấu: 06 giải quốc gia đạt 11 Huy chương các loại (02 HCV, 03 HCB, 06 HCĐ); 02 giải khu vực đạt 26 Huy chương các loại (06 HCV, 05 HCB, 15 HCĐ); 02 giải tỉnh mở rộng đạt 02 HCB. Tổ chức thành công 08 giải vô địch tỉnh và 05 giải thể thao phong trào. 14. Tai nạn giao thông Sáu tháng đầu năm 2024 xảy ra 116 vụ tai nạn giao thông (115 vụ đường bộ và 1 vụ đường thủy), làm 37 người chết (trong đó có 1 vụ đường thủy, làm chết 1 người), 111 người bị thương; so với cùng kỳ năm trước tăng 62 vụ tai nạn, giảm 13 người chết, tăng 84 người bị thương 15. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 vụ cháy, làm chết 1 người, thiệt hại tài sản khoảng 2,2 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm 2023 tăng 3 vụ, tăng 1 người chết và thiệt hại tài sản tăng 2,09 tỷ đồng./.
Chi cục Thống kê khu vực Duyên Hải - Cầu Ngang tập huấn nghiệp vụ ghi phiếu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024
- 27/06/2024 15:52
Sáng ngày 27 tháng 6 năm 2024, tại Trung tâm Chính trị huyện Duyên Hải, Chi cục Thống kê khu vực Duyên Hải - Cầu Ngang tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ điều tra thu thập thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Quang cảnh Hội nghị Ông Lê Thanh Nam, Phó Cục trưởng Cục Thống kê, dự và chỉ đạo hội nghị. Thành phần tham dự Hội nghị tập huấn: đại diện Lãnh đạo Phòng Dân tộc 02 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang; Giám sát viên cấp tỉnh; Giám sát viên cấp huyện và 54 người là Tổ trưởng, điều tra viên các xã, thị trấn của 02 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang. Hội nghị tập huấn lần này nhằm hướng dẫn Điều tra viên thu thập thông tin về dân số, điều kiện nhà ở của hộ dân tộc thiểu số và các điều kiện kinh tế - xã hội nhằm phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026 - 2030. Đồng thời làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam./. Tin, ảnh: Trung Liệt
Chi cục Thống kê khu vực Càng Long - Cầu Kè tập huấn nghiệp vụ ghi phiếu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024
- 20/06/2024 10:27
Ngày 19/6/2024, Chi cục Thống kê khu vực Càng Long – Cầu Kè tổ chức tập huấn nghiệp vụ ghi phiếu điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại huyện Càng Long và huyện Cầu Kè, cho đại biểu là giám sát viên cấp huyện, công chức Phòng Dân tộc huyện, công chức Văn phòng - Thống kê xã, thị trấn và điều tra viên các xã, thị trấn trên địa bàn hai huyện. Tham dự Hội nghị có ông Trần Văn Dũng – Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh và Giám sát viên cấp tỉnh phụ trách địa bàn.Toàn cảnh buổi tập huấn nghiệp vụ thu thập thông tin của 53 dân tộc thiểu số năm 2024, tại Chi cục Thống kê khu vực Càng Long – Cầu Kè (địa bàn huyện Cầu Kè)Tại hội nghị, các đại biểu được giới thiệu, hướng dẫn nghiệp vụ ghi phiếu điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, những lưu ý, sai sót thường mắc phải trong quá trình tổ chức điều tra… Các đại biểu thảo luận nội dung liên quan đến nghiệp vụ điều tra, những tình huống khó khăn, vướng mắc thường gặp hoặc dễ phát sinh trong quá trình điều tra, thu thập thông tin tại địa bàn, cách giải quyết, hướng xử lý những khó khăn, vướng mắc đó.Ông Nguyễn Văn Dào, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê khu vực Càng Long – Cầu Kè, hướng dẫn nghiệp vụ ghi phiếu điều tra. Thông qua lớp tập huấn giúp các điều tra viên nắm vững nghiệp vụ, chủ động thu thập thông tin về dân số, nhà ở và các điều kiện kinh tế xã hội nhằm phản ánh đúng thực trạng của 53 dân tộc thiểu số để làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030. Hội nghị tập huấn diễn ra trong 03 ngày từ ngày 19/6 đến ngày 21/6/2024./.
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024
- 13/06/2024 10:14
Sáng 11-6, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh đã tổ chức Hội nghị tập huấn Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024, hướng dẫn nghiệp vụ và sử dụng trang website điều hành cuộc điều tra thực hiện theo Quyết định số 628/QĐ-TCTK ngày 14/7/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Phương án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Ông Lê Thanh Nam – Phó cục trưởng, chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị tập huấn có đại diện Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; Lãnh đạo và công chức các phòng chuyên môn thuộc Cục thống kê tỉnh; đại diện Phòng dân tộc các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo và công chức làm công tác giảng viên các Chi cục Thống kê các khu vực.Ông Lê Thanh Nam, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấnViệc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 được thực hiện với chu kỳ 5 năm một lần nhằm các mục đích: Thu thập thông tin về dân số, điều kiện nhà ở của hộ dân tộc thiểu số và các điều kiện kinh tế - xã hội nhằm phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026 - 2030; làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.Hội nghị tập huấn diễn ra trong 02 ngày, từ ngày 11 đến ngày 12/6/2024./.
Chi cục Thống kê khu vực Duyên Hải - Cầu Ngang tập huấn công tác lập bảng kê Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024
- 13/06/2024 10:09
Sáng ngày 06 tháng 6 năm 2024, tại Trung tâm Chính trị huyện Duyên Hải, Chi cục Thống kê khu vực Duyên Hải - Cầu Ngang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Lập bảng kê điều tra thu thập thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (đây cũng là Chi cục Thống kê khu vực cuối cùng trong tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn). (Ảnh minh họa: Quang cảnh Hội nghị) Tham dự Hội nghị có ông Trần Văn Dũng, Cục trưởng cục Thống kê tỉnh Trà Vinh chỉ đạo Hội nghị, các Lãnh đạo Chi cục Thống kê khu vực, đại diện Lãnh đạo phòng Dân tộc của 02 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, các đồng chí Giám sát viên cấp tỉnh; Giám sát viên cấp huyện và 32 điều tra viên đại diện cho 13 xã của 02 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang. Mục đích của Hội nghị tập huấn nhằm truyền đạt những thông tin giúp Điều tra viên nắm bắt được thông tin ban đầu về các hộ dân cư của các địa bàn điều tra và giúp cho cuộc tra diễn ra thuận lợi, tránh điều tra trùng hoặc bỏ sót địa bàn điều tra. Giúp điều tra viên nhận biết rõ ràng phạm vi địa bàn điều tra và số hộ phải phỏng vấn trong thời gian thu thập thông tin điều tra dân tộc thiểu số./. Tin, ảnh: Trung Liệt