0294.3 863 708 | ctk_travinh@gso.gov.vn
Sổ tay hướng dẫn tuyên truyền điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024
  •   01/05/2024 09:08 AM

Để công tác tuyên truyền được thực hiện thống nhất, Tổng cục Thống kê biên soạn cuốn “Sổ tay Hướng dẫn tuyên truyền Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024” để các địa phương có cơ sở triển khai công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, thực hiện điều tra thu thập thông tin về các hộ dân tộc thiểu số theo đúng mục đích và yêu cầu của cuộc Điều tra.

Poster Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số
  •   01/04/2024 09:08 AM

Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 được thực hiện nhằm mục đích:Thu thập thông tin về dân số, điều kiện nhà ở của hộ dân tộc thiểu số và các điều kiện kinh tế, xã hội nhằm phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số để biện soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030.Làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

SỐ LIỆU THỐNG KÊ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 2014-2021
  •   01/01/2024 09:09 AM

Thực hiện Nhiệm vụ bảo vệ môi trường ban hành tại Quyết định số 1325/QĐ-BKHĐT ngày 23/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hệ thống hóa và cập nhật số liệu thống kê môi trường 2014-2021, Tổng cục Thống kê đã tiến hành biên soạn và xuất bản ấn phẩm “Số liệu thống kê môi trường Việt Nam 2014-2021” trên cơ sở rà soát, cập nhật số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành. Nội dung Ấn phẩm gồm 3 phần:– Phần I: Tổng quan thống kê môi trường.– Phần II: Khung phân loại thống kê môi trường.– Phần III: Số liệu thống kê môi trường Việt Nam 2014-2021.Ấn phẩm tổng hợp 120 chỉ tiêu thống kê môi trường (trong đó, có 32 chỉ tiêu thống kê quốc gia và 25 chỉ tiêu VSDGs) theo khung phân loại kết hợp lĩnh vực và mô hình DPSIR với 8 lĩnh vực được nghiên cứu: Môi trường sống dân cư; Đất và đa dạng sinh học; Môi trường không khí; Môi trường nước; Chất thải rắn; Thiên tai; Tiêu thụ năng lượng; Hoạt động quản lý và ngân sách bảo vệ môi trường.Tổng cục Thống kê trân trọng giới thiệu Ấn phẩm tới người dùng tin trong nước và quốc tế. Hy vọng Ấn phẩm sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp người dùng tin sử dụng trong công tác quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, cũng như các công tác khác về lĩnh vực môi trường./.

BÁO CÁO THÍ ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM NĂM 2021
  •   01/01/2024 09:08 AM

Trong khuôn khổ Dự án “Cải thiện Hệ thống thống kê quốc gia Việt Nam” do Chính phủ Italia tài trợ, Vụ Xã hội và Môi trường, Tổng cục Thống kê phối hợp với Cơ quan Thống kê I-ta-li-a biên soạn Báo cáo thí điểm một số chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường đô thị và biến đổi khí hậu tại Việt Nam năm 2021. Đây là Báo cáo đầu tiên của Việt Nam về nội dung này. Báo cáo gồm 04 phần:(1) Các khuôn khổ tham chiếu quốc tế và sự tương thích của quốc gia về: SDGs, UNSD Global Framework, Sendai và VSDGs.(2) Môi trường đô thị: Phân tích, đánh giá một số chỉ số SDGs/VSDGs, đặc biệt quan tâm đến: (i) Hiện trạng các khu vực đô thị hóa mạnh và (ii) Sự phân chia thành thị – nông thôn.(3) Biến đổi khí hậu, các sự kiện cực đoan và thiên tai: Phân tích, đánh giá một số chỉ số thuộc Bộ chỉ tiêu biến đổi khí hậu toàn cầu của UNSD, đặc biệt chú ý đến: Tính dễ bị tổn thương, Tác động, Thích ứng, Giảm nhẹ.(4) Kết luận và triển vọng, gồm: (i) Tổng hợp những phát hiện chính (ii) Triển vọng phát triển của thống kê môi trường ở Việt Nam. Báo cáo lựa chọn các chỉ số nghiên cứu dựa trên:– Mức độ phù hợp với các mục tiêu Toàn cầu/Quốc gia, được đánh giá thông qua phân tích siêu dữ liệu so sánh với các khung tham chiếu Toàn cầu/Quốc gia.– Dữ liệu sẵn có: Tính cập nhật của dữ liệu; Tính nhất quán và liên tục của chuỗi thời gian (ít nhất có khả năng so sánh dữ liệu gần đây nhất với dữ liệu được đề cập 5/10 năm trước); Đủ phân tổ để thực hiện nghiên cứu.Trong quá trình hoàn thiện Tổng cục Thống đã xin tham vấn và tiếp thu ý kiến tham vấn từ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Xây dựng. Do pham vi thời gian nghiên cứu của Báo cáo thí điểm đến năm 2021, vì vậy các văn bản ban hành và số liệu sau năm 2021 không thể hiện trong Báo cáo, các nội dung này Tổng cục Thống kê tiếp thu và sẽ thực hiện ở các nghiên cứu khác trong thời gian tới. Tổng cục Thống kê xin trân trọng cám ơn sự phối hợp, hỗ trợ của các Bộ, ngành và các tổ chức, cá nhân trong nước; sự hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Italia và các chuyên gia của Cơ quan Thống kê Italia đã đóng góp cho việc xây dựng thành công Báo cáo thí điểm này./.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHỈ TIÊU SDG 2.4.1 TẠI VIỆT NAM – TỶ LỆ DIỆN TÍCH ĐẤT SẢN XUẤT ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẠT HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG
  •   01/01/2024 09:08 AM

Đo lường mục tiêu phát triển bền vững – chỉ tiêu 2.4.1 về “Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và bền vững” được lồng ghép trong cuộc Điều tra Nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020. Đây là lần đầu tiên Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra, tính toán và công bố kết quả chỉ tiêu SDG 2.4.1. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phát hành ấn phẩm về chỉ tiêu SDG 2.4.1. Việt Nam có kế hoạch bổ sung chỉ tiêu SDG 2.4.1 vào Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia, chu kỳ đánh giá là 5 năm/lần. Đây là nỗ lực của ngành Thống kê nói riêng và Việt Nam nói chung trong việc thực hiện giám sát các mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc đề ra.Thông tin về chỉ tiêu SDG 2.4.1 được Tổng cục Thống kê triểnkhai thu thập vào năm 2020 ngay sau khi FAO hoàn thiện phương pháp luận vào năm 2019. Số lượng mẫu dùng để tính toán chỉ tiêu này là 33.376 hộ với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 22.214,88 ha.Kết quả chỉ tiêu SDG 2.4.1 cho thấy thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam là cần thiết, cấp bách cho một nền nông nghiệp xanh, có trách nhiệm, đảm bảo nâng cao giá trị kinh tế, cải thiện sinh kế cho hộ và giải quyết các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, đảm bảo an sinh xã hội mà chìa khóa là phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, bao trùm là nông nghiệp sinh thái…Tổng cục Thống kê hy vọng ấn phẩm này sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ công tác giám sát, quản lý, chỉ đạo, điều hành, quy hoạch, hoạch định chính sách, nghiên cứu, xây dựng đềán, triển khai kế hoạch hành động cho chính phủ, địa phương, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, đồng thời gợi mở các giải pháp thiết thực để đẩy nhanh tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cũng mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao phương pháp luận cũng như chất lượng số liệu.